Một số phương pháp cải thiện hiệu quả khai thác cảng đã được ứng dụng ở Việt Nam

Các Cảng Việt Nam ứng dụng công nghệ mới

Ngành khai thác cảng Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết để nâng cao hiệu quả khai thác, như: hạ tầng cảng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, quy trình khai thác còn thủ công, thiếu ứng dụng công nghệ, chất lượng dịch vụ chưa cao…Phát triển nhanh nhưng vẫn còn đi sau Thế Giới tương đối xa. Để khắc phúc những vấn đề trên  các Cảng ở Việt Nam cũng không ngừng quy trình mới, phương pháp mới, công nghệ mới để nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ khách hàng, qua đây là một số ví dụ tiêu biểu.

1. Ứng dụng hệ thống Quản lý Hàng hóa (TMS):

Trước:

  • Việc theo dõi hàng hóa bằng sổ tay, excel, dễ xảy ra sai sót, mất mát hàng hóa.
  • Thời gian làm thủ tục thủ công, rườm rà, gây phiền hà cho khách hàng.
  • Khó khăn trong việc truy xuất thông tin, theo dõi tình trạng hàng hóa theo thời gian thực.

Sau:

  • Áp dụng hệ thống TMS tự động hóa việc theo dõi hàng hóa từ khi nhận hàng đến khi xuất hàng.
  • Giảm thiểu sai sót, thất thoát hàng hóa, nâng cao độ chính xác và hiệu quả khai thác.
  • Rút ngắn thời gian làm thủ tục, tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
  • Dễ dàng truy xuất thông tin, theo dõi tình trạng hàng hóa theo thời gian thực, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Ví dụ: Cảng Sài Gòn áp dụng hệ thống TMS, giảm thiểu sai sót hàng hóa từ 5% xuống còn 1%, rút ngắn thời gian làm thủ tục từ 48 tiếng xuống còn 24 tiếng, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng. Đồng thời qua việc ứng dụng hệ thống quản lý hàng hóa (TMS) tiên tiến, giúp giảm bớt áp lực lên cả con người lẫn hệ thống cơ sở hạ tầng cảng giúp Cảng Sài Gòn có điều kiện dồn tài nguyền cho nhiều phương hướng phát triển mới mà Cảng Sài Gòn đang mong muốn theo đuổi

2. Ứng dụng hệ thống Nhận dạng Tự động (RFID):

Trước:

  • Việc tìm kiếm container thủ công, tốn thời gian, ảnh hưởng đến năng suất xếp dỡ.
  • Dễ xảy ra sai sót trong việc xác định vị trí container, dẫn đến việc giao sai hàng, mất mát hàng hóa.
  • Khó khăn trong việc quản lý và kiểm soát hàng hóa tại cảng.

Sau:

  • Áp dụng hệ thống RFID gắn thẻ cho container, tự động xác định vị trí container tại các cổng, bãi xếp dỡ và kho hàng.
  • Giảm thời gian tìm kiếm container, rút ngắn thời gian xếp dỡ, nâng cao năng suất hoạt động.
  • Nâng cao độ chính xác trong việc xác định vị trí container, giảm thiểu sai sót, thất thoát hàng hóa.
  • Dễ dàng quản lý và kiểm soát hàng hóa tại cảng, đảm bảo an ninh và hiệu quả.

Ví dụ: Cảng Hải Phòng áp dụng hệ thống RFID, giảm thời gian tìm kiếm container từ 30 phút xuống còn 5 phút giúp giảm thiểu sai sót trong việc giao hàng. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cảng Hải Phòng, vì cảng Hải Phòng là một trong hệ thống cảng biến lớn của Việt Nam, tiếp nhận và phân phối hàng hóa khắp cả nước do đó việc sai sót trong việc giao hàng đồng nghĩa với việc phải thu hồi, giao lại và bồi thường cho khách hàng nhưng không phải trong một địa bàn cụ thể mà là cả nước.

3. Ứng dụng thiết bị Tự động hóa:

Trước:

  • Quy trình xếp dỡ container phụ thuộc nhiều vào nhân công, dẫn đến năng suất thấp, chi phí cao.
  • Nguy cơ tai nạn lao động cao do sử dụng sức lao động thủ công.
  • Khó khăn trong việc quản lý và điều phối hoạt động xếp dỡ.

Sau:

  • Áp dụng xe nâng tự động, robot xếp dỡ container, hệ thống vận chuyển hàng hóa tự động để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhân công.
  • Nâng cao năng suất xếp dỡ gấp nhiều lần so với phương pháp thủ công, tiết kiệm chi phí nhân công, nhiên liệu.
  • Giảm thiểu tai nạn lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động.
  • Dễ dàng quản lý và điều phối hoạt động xếp dỡ, nâng cao hiệu quả khai thác.

Ví dụ: Cảng VICT Quy Nhơn sử dụng xe nâng tự động, robot xếp dỡ container, năng suất xếp dỡ container tăng gấp đôi so với phương pháp thủ công, giảm thiểu tai nạn lao động, tiết kiệm chi phí 30%. Nhưng theo quan điểm của công ty chúng tôi (có nhiều năm kinh nghiệm trong đảm bảo kỹ thuật trang thiết bị khai thác cảng) thì phương pháp này của VICT Quy Nhơn khó có thể trở nên phổ biến ở Việt Nam vì một vài lý do sau:

  1. Chi phí đầu tư ban đầu cực kỳ lớn, yều cầu có sự đồng bộ cao
  2. Hiện tại Việt Nam vẫn là một nước thâm dụng lao động, chi phí lao động thực sự vẫn còn thấp so với thế giới nên việc đầu tư vốn lớn cho một vài thiết bị hiện đại và đi kèm với rủi ro lỗi thời công nghệ thường trực thay vì trả lương đều hàng tháng cho chục người thì vay nhỏ, trả lãi đều vẫn là một điều hấp dẫn đối với nhà đầu tư
  3. Thực tế việc ứng dụng thiết bị tự động hóa cũng cần thời gian không hề ít nhất là việc tinh trỉnh sao cho phù hợp đặc thù tại cảng nơi hệ thống vận hành cần những người có kinh nghiệm và đó là lực lượng chuyên gia nước ngoài và đội ngũ nhân sự chất lượng cao điều này vô hình chung cũng kéo theo chi phí trả lương không ít và hoàn toàn có thể thua xa việc sử dụng sức người nếu cảng không có định hướng tốt
  4. Ứng dụng thiết bị tự động hóa thường chỉ phù hợp với những cảng biển mới, khi mà việc “đập đi xây lại” là không có vì việc phải tái tổ chức lại quy trình và lực lượng lao động là cực kỳ phức tạp và mất thời gian
  5. Về mặt bảo dưỡng, bảo trì và đảm bảo kỹ thuật thì đối với việc sử dụng thiết bị tự động hóa luôn có một lợi thế rất lớn về hệ số đảm bảo kỹ thuật, một số dòng máy còn có khả năng dự đoán thời điểm hỏng hóc báo cho lực lượng kỹ thuật viên để có kế hoạch bảo dưỡng thay thế. Nhưng khi nói đến thay thế thì lại là một câu chuyện khác, chính do sự hiện đại và việc ứng dụng trang thiết bị này chủ yếu ở những nước thiếu người dư của đồng nghĩa với giá thay thế phụ tùng là không hề hấp dẫn.

4. Hệ thống Cổng Thông minh:

Trước:

  • Việc kiểm soát ra vào cảng thủ công, gây tắc nghẽn, mất thời gian cho xe tải.
  • Khó khăn trong việc theo dõi và quản lý xe ra vào cảng, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh.
  • Thủ tục làm thủ tục rườm rà, gây phiền hà cho lái xe.

Sau:

  • Áp dụng hệ thống cổng thông minh tích hợp nhận diện biển số xe container, tự động hóa việc kiểm soát ra vào cảng.
  • Giảm thiểu tắc nghẽn, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho xe tải từ 30 phút xuống còn 5 phút.
  • Dễ dàng theo dõi và quản lý xe ra vào cảng, đảm bảo an ninh.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách hàng.

Ví dụ: Cảng Đà Nẵng áp dụng hệ thống cổng thông minh, giảm thời gian làm thủ tục cho xe tải từ 30 phút xuống còn 5 phút, nâng cao năng lực tiếp nhận hàng hóa và giải phóng kho bãi của cảng.